0836660068 Sửa chữa máy chấm công 200K ở Hà Nội

CAMERA88 cung cấp dịch vụ lắp đặt máy chấm công, sửa chữa máy chấm công ở Hà Nội cho Trường học, Văn phòng, Cơ quan, Ngân hàng, Cửa hàng, Kho bãi, Chung cư, Nhà trẻ,...

Chấm công là một hoạt động không thể thiếu tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp, nhà máy, nhà xưởng… để bộ phận quản lý, nhân sự theo dõi được giờ giấc, thời gian làm việc của người lao động, từ đó có căn cứ tính lương, thưởng và nâng cao kỷ luật lao động một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, đã có rất nhiều mẫu máy chấm công ra đời và ngày càng được sử dụng phổ biến hơn để thay thế cho sổ chấm công truyền thống. Vậy máy chấm công là gì, có những loại nào, mua loại nào thì tốt, cùng tìm hiểu ngay thôi!

Máy chấm công là gì ?

Máy chấm công là thiết bị được sử dụng để ghi nhận giờ đến làm và giờ tan làm của người lao động, cung cấp căn cứ xác định nhân viên có đi làm đúng giờ không, có đi sớm về muộn không… Từ những dữ liệu chấm công thu được từ máy, các bộ phận quản lý, nhân sự có thể tính lương, thưởng chính xác cho người lao động, giúp nâng cao ý thức làm việc, tinh thần kỷ luật để cơ quan, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Trong một hệ thống chấm công nhân sự, máy chấm công đóng vai trò như một thiết bị thu thập và quản lý dữ liệu chấm công của từng nhân viên trong hệ thống, còn trong một hệ thống kiểm soát cửa ra vào máy chấm công vừa đóng vai trò thu thập quản lý dữ liệu chấm công nhân viên vừa là thiết bị điều khiển khóa điện từ kiểm soát cửa ra vào.

Ưu điểm & lợi ích của máy chấm công ?

So với sổ chấm công truyền thống, máy chấm công giúp:

  • Rút ngắn thời gian chấm công;
  • Tránh được các sai sót khi ghi nhận thời gian chấm công, đảm bảo sự khách quan và dễ dàng giải quyết các khiếu nại liên quan đến chấm công của nhân viên vì thời gian do máy chứ không phải do con người xác nhận;
  • Tăng tính tiện lợi khi chấm công nhờ máy thường có nhiều tính năng, tiện ích.

Những điều này giúp công việc của người quản lý nhân viên sẽ làm tốt hơn, không thể gian lận về mặt thời gian. Vì thế, máy chấm công ngày càng được nhiều cơ quan, doanh nghiệp lựa chọn để thay thế cho phương pháp chấm công truyền thống, đặc biệt là tại các địa điểm có đông nhân viên, yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian làm việc…

Có những loại máy chấm công nào ?

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều hệ thống chấm công dùng máy đến từ nhiều hãng khác nhau và tùy theo phương thức hoạt động sẽ có những loại máy chấm công khác nhau nhưng thường chia ra làm 3 loại máy chấm công: Máy chấm công thẻ từ, máy chấm công vân tay, máy chấm công khuôn mặt

Máy chấm công thẻ từ: là loại máy chấm công dùng thẻ từ (thẻ cảm ứng) khi chấm công. Mỗi chiếc thẻ từ sẽ được nhà sản xuất mã hóa một dãy số (thường là dãy 16bit), thẻ từ này sẽ được nhân viên nhân sự đăng ký lên máy cho từng nhân viên để họ có thể chấm công.

Ưu điểm của hình thức chấm công bằng thẻ từ:

  • Thời gian chấm công nhanh chóng chỉ mất khoảng 2 giây giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
  • Sử dụng loại thẻ nhựa nên cũng dễ bảo quản hơn so với dòng thẻ giấy
  • Tích hợp cùng phần mềm chấm công, dễ dàng kết nổi với máy tính cho việc xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả
  • Tránh tối đa sai sót, tiết kiệm thời gian, công sức cho các bộ phận quản lý, hành chính nhân sự, kế toán…
  • Có thể được tích hợp thêm các chức năng kiểm soát cửa ra vào, chấm công bằng vân tay, chấm công khuôn mặt…
  • Bộ nguồn dự trữ đề phòng mất dữ liệu khi mất điện.

Nhược điểm của hình thức chấm công bằng thẻ từ:

    • Phát sinh thêm chi phí in thẻ từ cho nhân viên
    • Đòi hỏi người lao động phải mang theo thẻ
    • Có thể chấm công hộ dễ dàng nếu không có người giám sát.

Máy chấm công sử dụng dấu vân tay: là loại máy sử dụng các dấu hiệu riêng trên vân tay để nhận dạng từng nhân viên. Các nhân viên được đăng ký mẫu vân tay từ trước, các mẫu vân tay này sẽ được máy lưu trữ và quản lý. Nhân viên khi chấm công chỉ cần đặt vân tay vào máy và máy sẽ tự động so sánh với các mẫu vân tay đã được lấy mẫu trước đó để xác định danh tính nhân viên.

Ưu điểm của hình thức chấm công bằng vân tay:

    • Hạn chế tình trạng gian lận bởi vân tay của mỗi người là khác nhau
    • Đem lại độ chính xác cao
    • Máy thực hiện việc chấm công nhanh chóng, chuyên nghiệp
    • Cho phép trích xuất dữ liệu ngày nghỉ, tăng ca, thời gian ra vào…linh hoạt giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
    • Không phát sinh các chi phí in thẻ giấy thẻ từ, chi phí ban đầu cũng rẻ hơn so với hình thức chấm công khuôn mặt, mống mắt

Nhược điểm của hình thức chấm công bằng vân tay:

  • Tay ướt, quá lạnh hoặc bị thương đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình chấm công
  • Với những bộ phận sản xuất kim loại, hóa chất…vân tay hay bị mòn rất khó lấy vân tay

    Ưu điểm của hình thức chấm công khuôn mặt:

    • Giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh từ các hình thức khác như: Quên thẻ, trầy xước vân tay…
    • Cho độ chính xác cao, không thể nào gian lận chấm công hộ
    • Tốc độ chấm công nhanh, hiệu quả
    • Không phát sinh thêm chi phí khác
    • Kết nối thông minh với máy tính, usb… cho việc xử lý dữ liệu nhanh chóng

    Nhược điểm của hình thức chấm công khuôn mặt:

    • Chi phí đầu tư cho máy chấm công khá đắt
    • Tốc độ xử lý chậm hơn so với dòng máy chấm công vân tay, thẻ, giấy.

    Phương thức hoạt động của máy chấm công ?

    • Như đã nói ở trên, máy chấm công đóng vai trò là một thiết bị quản lý thông tin xác nhận danh tính nhân viên (thẻ từ, dấu vân tay hay khuôn mặt) và ghi nhận thời gian chấm công hằng ngày của từng nhân viên.
    • Các thông tin xác nhân của từng nhân viên sẽ được khai báo (hoặc lấy mẫu) từ trước và được máy lưu trữ. Khi nhân viên tiến hành chấm công máy sẽ so sánh dữ liệu vừa thu thập được (hành động quét vân tay, quẹt thẻ…) với dữ liệu đã được lấy mẫu từ trước để xác định danh tính của nhân viên đang tiến hành chấm công, nếu xác định được danh tính nhân viên máy sẽ tiến hành lưu thông tin nhân viên vừa chấm công kèm thời gian mà nhân viên vừa thực hiện chấm công vào bộ nhớ của máy.
    • Dữ liệu chấm công (thời gian, ID nhân viên…) này sẽ được gửi về máy tính khi có yêu cầu từ phần mềm để tiến hành xử lý và xuất ra các báo cáo cần thiết phục vụ quá trình tính lương cho nhân viên.
    • Phần mềm chấm công trên máy tính có nhiệm vụ tổng hợp các dữ liệu chấm công mà máy chấm công vân tay thu thập được, xử lý và xuất ra các báo cáo chấm công theo yêu cầu của người dùng.

    Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Máy Chấm Công Và Giải Đáp

     

    1. Đăng ký vân tay thế nào cho đúng cách?

    Chọn ngón tay có vân tay rõ nét, không bị xước. Thông thường chọn ngón tay có hoa tay là tốt nhất. Khi đăng ký, đặt ngón tay thẳng, vân tay ép đều xuống mặt nhận vân tay.

    2. Vân tay đã được đăng ký, sao thiết bị báo không nhận vân tay?

    Nguyên nhân chính là do vị trí đặt vân tay lúc đăng ký vân tay và vị trí đặt vân tay lúc chấm công khác nhau nhiều.Đặt sai vị trí vân tay khi chấm công: Đặt sai tư thế ngón tay tại mắt đọc do quá vội vàng hoặc không chú tâm là lỗi rất thường gặp trong khi sử dụng máy chấm công vân tay giá rẻ. Ngón tay để trượt sang trái, sang phải hay lên trên, xuống dưới đều không hợp lệ. Chính vì thế khi nhân viên đăng ký dấu vân tay, bộ phận quản lý cần hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng quy cách và chú ý khi sử dụng.

    Hướng dẫn đặt dấu vân tay chính xác:

    Giải pháp: đặt lại vân tay cho thẳng, tiếp xúc đều trên bề mặt mắt nhận. Nếu vẫn không được thì đăng ký lại vân tay đó với yêu cầu lúc đăng ký, vân tay phải được đặt thẳng, ngay ngắn trên mắt nhận.

    3. Có thể đăng ký bao nhiêu vân tay cho 1 máy chấm công?

    Tùy thuộc vào máy chấm công bạn sử dụng, mỗi máy chấm công sẽ có hướng dẫn sử dụng kèm theo ghi rõ số lượng vân tay có thể đăng ký cho nhân viên.

    4. Có thể đăng ký bao nhiêu vân tay cho 1 ID trên máy chấm công vân tay?

    Bạn có thể đăng ký 1-10 dấu vân tay cho 1 mã sử dụng (ID).

    5. Phân quyền quản lý cho User và Admin của máy chấm công?

    Bạn có thể sử dụng phầm mềm chấm công để phân quyền truy cập.

    – Quyền quản trị Admin: Những người được phân quyền admin được phép truy cập vào hệ thống phần mềm và có quyền điều chỉnh một số quy định của công ty trong hệ thống phần mềm (Thêm mới nhân viên, xóa danh sách nhân viên, thay đổi giờ làm việc…).

    – Quyền User: Những người được phân quyền này được phép truy cập vào hệ thống phần mềm để theo dõi các thông tin của nhân viên, không được phép chỉnh sửa hay thay đổi dữ liệu trong phân mềm. Việc phân quyền user do quyền admin cung cấp.
    6. Khi mất điện, máy chấm công có mất dữ liệu không?

    Không, dữ liệu không bị mất khi mất nguồn. Bạn có thể mở máy chấm công liên tục hoặc chỉ mở lúc chấm công thôi, điều này không có ảnh hưởng gì đến máy chấm công.

    7. Máy chấm công có bao nhiêu kiểu kết nối để có thể tải dữ liệu?

    Có 3 cách kết nối và lấy dữ liệu: Cổng COM (RS 232), cổng USB hay cổng LAN (RJ 45).

    8. Cách kết nối máy chấm công qua cổng LAN?

    Có 2 cách đấu nối: trực tiếp và gián tiếp.– Trực tiếp: Nối trực tiếp từ máy chấm công vào máy tính bằng cách sử dụng dây cáp mạng, một đầu cắm vào máy chấm công, đầu còn lại cắm vào cổng mạng trên máy tính. Khi sử dụng cách kết nối này thì phải đặt địa chỉ IP máy tính của bạn là địa chỉ IP tĩnh.

    – Gián tiếp: Cắm máy chấm công vào mạng LAN. Máy chấm công sẽ có vai trò như một thiết bị mạng trong mạng LAN. Muốn kết nối với máy chấm công thì bạn mở phần mềm lên và gõ vào địa chỉ IP của máy chấm công để kết nối. Địa chỉ IP mặc định của máy chấm công là 192.168.1.201.

    9. Dữ liệu chấm công xuất ra dạng file nào?

    Dữ liệu được xuất ra dưới dạng file excel tiện lợi cho việc tính toán và lưu trữ.

    10. Máy chấm công sử dụng nguồn điện bao nhiêu ?

    Máy chấm công sử dụng Adapter cắm trực tiếp vào nguồn điện 220VAC/50Hz. Nếu bạn muốn sử dụng nguồn điện dự phòng khi cúp điện thì có thể mua thêm bình accui dự phòng có nguồn điện áp là 5VDC/1A.

    11. Máy chấm công của tôi có hiện tượng là không ai chấm công cũng nghe thông báo “vui lòng thử lại” và nhiều khi đi ngang qua máy chấm công, không chấm công cũng nghe thông báo này ?

    Hiện tượng này là do vị trí lắp đặt của máy chấm công chưa thích hợp. Máy chấm công phải được lắp đặt tại những vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy chấm công, tránh những nơi có nhiệt độ cao, có gió thổi mạnh…

    Nếu bị vấn đề này, bạn thử thay đổi vị trí của máy chấm công đến một vị trí khác xem còn hiện tượng này không. Ngoài ra bạn cũng nên vệ sinh lại ống kính chỗ đặt vân tay chấm công cho sạch sẽ vì nếu để bụi bẩn bám nhiều vào ống kính này thì ống kính sẽ bị che khuất và máy sẽ lầm tưởng là có nhân viên chấm công dẫn đến hiện tượng trên.

    12. Máy chấm công không nhận dấu vân tay khi chấm công, phải chấm nhiều lần thì mới nhận ?

    Vệ sinh lại ống kính cho sạch sẽ, tháo tem dán nhãn trên ống kính và lau sạch các vết keo dính trên bề mặt kính, không để ống kính bị mờ. Các ngón tay của nhân viên phải được rửa sạch sẽ và lau cho thật khô rồi mới chấm công, không để bụi bẩn che lấp vân tay.

    Lựa chọn máy chấm công phù hợp với nhu cầu sử dụng

    Mỗi loại máy chấm công lại có những ưu, nhược điểm riêng nên bạn hãy căn cứ cụ thể vào nhu cầu sử dụng của mình để chọn được thiết bị phù hợp nhất. Thường thì:

    1. Máy chấm công thẻ từ, thẻ cảm ứng phù hợp dùng cho các doanh nghiệp, nhà máy… rất đông nhân viên (quy mô có thể lên tới hàng nghìn người), công việc có thể liên quan tới máy móc nên không dùng được cách chấm công sinh trắc học; có thể kết hợp chức năng kiểm soát cửa nếu cần tăng cường tính bảo an cho văn phòng.
    2. Máy chấm công vân tay, khuôn mặt, mống mắt phù hợp dùng cho các văn phòng, công sở đòi hỏi tính bảo mật, bảo an cao, không quá đông nhân viên; có thể sử dụng loại có chức năng kiểm soát cửa ra vào nếu cần tăng cường an ninh cho nơi làm việc.
    3. Ngoài ra, với các loại máy chấm công điện tử, bạn cũng cần lưu ý tới quy mô nhân viên để chọn máy có dung lượng bộ nhớ phù hợp cũng như chỉ nên chọn các tính năng kèm theo cần thiết để tiết kiệm chi phí.

    Chọn máy chấm công từ các thương hiệu uy tín

    Chọn mua máy chấm công chính hãng từ những thương hiệu nổi tiếng sẽ đảm bảo chất lượng, độ bền và chế độ bảo hành cho thiết bị. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu máy chấm công uy tín như: Máy chấm công Ronald JackMáy chấm công HikvisionMáy chấm công SoyalMáy chấm công ZKTecoMáy chấm công Kobio …

    Chọn máy chấm công có mức giá phù hợp

    Giá máy chấm công nhân viên trên thị trường hiện nay khá đa dạng, có những loại rẻ chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng, có những loại đắt tới trên 10 triệu đồng tùy vào cách chấm công, các tính năng của máy, hãng sản xuất… Vì thế, bạn hãy cân nhắc thật kỹ nhu cầu sử dụng của mình để chọn được thiết bị phù hợp với mức giá phải chăng nhất

    Máy chấm công là thiết bị hỗ trợ cho chủ công ty trong việc quản lý thời gian và tính công của nhân sự. Trong quá trình sử dụng việc máy bị hao mòn và xuất hiện hư hỏng là điều rất bình thường. Máy chấm công sẽ xuất hiện một số lỗi như:

    • Máy chấm công không lên nguồn
    • Máy tự khởi động nhiều lần
    • Máy chấm công vân tay không nhận dạng được vân tay hoặc nhận dạng kém
    • Màn hình không lên hoặc bị chớp liên tục
    • Máy chấm công bị treo khi sử dụng
    • Giờ trên máy chấm công bị sai
    • Máy chấm công không kết nối được với máy tính hoặc không tải được dữ liệu
    • Máy chấm công không xuất ra excel được…

      Bảng giá dịch vụ sửa máy chấm công

      STT Nội dung Địa điểm Ghi Chú
      Nội thành Hà Nội/HCM Ngoại thành Hà Nội/HCM
      1 Cài đặt phần mềm Online 150.000 150.000 Trực tuyến
      2 Cài đặt phần mềm tận nơi 250.000 350.000  
      3 Cấp mới số đăng ký (License) phẩn mềm Ronald Jack/ Wise eye/ Mitaco/ Mitapro/ TasERP- Bản quyền 350.000 350.000  
      4 Cài đặt phần mềm server Online 500.000 500.000 Trực tuyến
      5 Sửa chữa Board nguồn -BH 3 Tháng 350.000 450.000  
      6 Sửa main Máy chấm công 850.000 950.000  
      7 Thay Main máy chấm công RJ, ZK 1..9X- BH 6 Tháng 1.250.000 1.350.000  
      số 8 Thay Main máy chấm công RJ,ZK FX – BH 6 Tháng 1.850.000 1.950.000  
      9 Thay mắt đọc vân tay 1.250.000 1.350.000

 

Sửa máy chấm công ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Ba Đình - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Đống Đa - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Long Biên - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Cầu Giấy - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Hoàng Mai - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Nam Từ Liêm - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Hà Đông - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Thanh Xuân - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở quận Tây Hồ - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở Gia Lâm - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở Đông Anh - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở Thanh Trì - Hà Nội
Sửa máy chấm công ở Hoài Đức- Hà Nội
Sửa máy chấm công ở Mê Linh- Hà Nội

Bình luận

BÀI NỔI BẬT

Top
THỨ 5, 24 tháng 04 2025,
Lượt truy cập: 0 5 8 7 7 8